gành thực phẩm là ngành xếp thứ 2 trong 3 nhóm ngành chính của Việt Nam mang lại nhiều giá trị, cũng từ đó vị thế của ngành thực phẩm cũng dần được khẳng định trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Chính vì nhu cầu nhân lực tăng cao cùng khả năng phát triển của ngành nghề đã thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành chế biến thực phẩm. Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM nhiều năm đào tạo ngành chế biến thực phẩm, luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên tìm đến môi trường đào tạo chuyên nghiệp, tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Hình 1: Ngành chế biến thực phẩm là ngành trọng điểm, tạo nhiều việc làm
Ngành chế biến thực phẩm là một ngành có quy mô ứng dụng vô cùng rộng rãi đến những gì có thể ăn và uống được bao gồm cách vận hành dây chuyền sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quy trình chế biến; phát triển sản phẩm mới hoặc lựa chọn bao bì…Tất cả những công nghệ kể trên đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cho việc tạo ra thực phẩm. Thực phẩm được tạo ra với số lượng lớn, đòi hỏi độ đồng nhất cao và hoàn toàn không giống như cách nấu hay chế biến một món ăn thông thường.
Theo học ngành chế biến thực phẩm, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức đại cương và chuyên ngành về lĩnh vực thực phẩm.
Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA, CPTPP), điều này mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Bắt kịp xu hướng, Trường Cao Đẳng Quốc Tế TpHCM cũng đã liên kế với nhiều doanh nghiệp, đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ hiện đại và giáo trình chuyên sâu để sinh viên có nhiều cơ hội thực tập trong các doanh nghiệp hang đầu và mở thêm cơ hội nghề nghiệp.
Cơ hội xin việc làm hiện nay của ngành chế biến thực phẩm
Hiện nay, ngành Dệt – may đang có nhu cầu nhân lực cao nhất (28%), ngành chế biến thực phẩm đứng thứ 2 (13%). Tuy nhiên nhu cầu nhân lực của ngành Dệt-may có nhu cầu ở lao động phổ thông, còn ngành chế biến thực phẩm có nhu cầu nhân lực ở trình độ Đại học và Cao đẳng. Do đó, có thể nói ngành nghề có nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học và cao đẳng lớn nhất hiện nay là ngành CHẾ BIẾN THỰC PHẨM.
Với một thị trường đồ ăn thức uống đang phát triển từng ngày, nhu cầu nhân lực cho ngành cũng phát triển từng ngày.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi có nguồn nguyên liệu vô cùng lớn và phong phú cho ngành chế biến thực phẩm phát triển: nông-lâm-thủy-hải-sản.
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thực phẩm. Đồng thời, tích lũy thêm những kỹ năng liên quan, sinh viên có thể làm một công việc như sau:
Kỹ sư chế biến thực phẩm: Vai trò của các kỹ sư là thiết kế và cải tiến quy trình chế biến thực phẩm.
Chuyên viên kiểm soát chất lượng: Để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sẽ cần các kiểm soát viên để hệ thống được vận hành tốt.
Quản lý sản xuất: Giám sát quy trình sản xuất trong nhà máy chế biến thực phẩm.
Chuyên viên phát triển sản phẩm: Tiến hành nghiên cứu, sản xuất, phát triển sản phẩm cũ và mới.
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: Thực hiện các nghiên cứu để cải thiện sản phẩm và quy trình.
Nhân viên marketing trong ngành thực phẩm: Quảng bá và tiếp thị sản phẩm thực phẩm.
Chuyên gia tư vấn an toàn thực phẩm: Đảm bảo các cơ sở chế biến thực phẩm tuân thủ quy định về an toàn.
Ngành chế biến thực phẩm học gì?
Theo học ngành chế biến thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thực nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học, về sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, phương pháp chế biến thực phẩm…
Ngoài ra, đặc thù chuyên môn của ngành này các bạn có thể tự định hướng cho mình làm việc trong phòng thí nghiệm chất lượng thực phẩm, trong phân xưởng sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tham gia quản lý chất lượng thực phẩm. Và tùy vào từng mục tiêu khác nhau mà các bạn có thể vận dụng kiến thức đã học vào từng lĩnh vực khác nhau có liên quan đến thực phẩm như: quản lý môi truồng trong sản xuất thực phẩm, maketting thực phẩm……
Các chuyên môn tiêu biểu ngành chế biến thực phẩm
– Dinh dưỡng
– Hóa sinh học thực phẩm
– Vi sinh học thực phẩm
– Quản lý chất lượng
– An toàn thực phẩm
– Phân tích thực phẩm
– Công nghệ chế biến
– Công nghệ sinh học thực phẩm
– Phát triển sản phẩm…